KPKH-Một số thí nghiệm về nước- Gv: Hồ Thị Mỹ Linh
Lượt xem:
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: LÀM 1 SỐ THÍ NGHIỆM VỀ SỰ HÒA TAN CỦA NƯỚC
- Mục đích – Yêu cầu
- Kiến thức
– Trẻ biết được tính chất, một vài đặc điểm của nước: trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
– Trẻ biết được một số chất tan được trong nước: muối, đường, sữa, C sủi…
– Trẻ biết được khi hòa tan một số chất trong nước sẽ làm đổi vị và màu của nước.
- Kỹ năng
– Trẻ có khả năng làm một số thí nghiệm đơn giản về sự hòa tan của nước.
– Trẻ có kỹ năng quan sát, nhận xét và bước đầu dự đoán về sự hòa tan của một số chất trong nước.
- Thái độ
– Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm.
– Giáo dục trẻ hằng ngày biết xúc miệng bằng nước muối để phòng viêm họng và Covid
- Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô:
– Giáo án nội dung bài dạy
– Bài hát, nhạc “Chicken dance” Nào cùng chơi; Cho tôi đi làm mưa với; Trời nắng, trời mưa”
– 1 chai nước lọc, 4 cốc thủy tinh trắng, 1 chiếc thìa, 1 bát muối, 1 bát đường, ngô lạc, đỗ… (đồ của cô lớn hơn đồ của trẻ)
– 30 túi ngô, đỗ, lạc, muối, đường…. để trẻ chơi trò chơi
- Đồ dùng của trẻ
– Mỗi trẻ 1 chai nước lọc, 2 cốc thủy tinh trắng, 1 cái thìa, 1 bát đựng đường, 1bát đựng muối, 1 khay nhựa.
- Tổ chức hoạt động
- Ôn định- Gây hứng thú
Cô tập trung trẻ. Cô và trẻ chơi trò chơi “ Nước đóng băng”
– Cách chơi: Cô con mình cùng nhún nhảy theo các động tác ở bản nhạc Chicken dance. Khi nhạc dừng cô nói “Nước đóng băng” thì chúng mình dừng lại trong tư thế cuối của điệu nhảy (trẻ chơi 1-2 lần)
- Nội dung
2.1. Khai thác hiểu biết của trẻ về nước thông qua hoạt động trải nghiệm:
– Các con vừa chơi trò chơi rất giỏi. Bây giờ cô có một bí mật muốn tặng lớp mình đấy! Để biết bí mật đó là gì chúng mình hãy nắm mát lại. Úm ba la, úm ba la mở mắt ra
– Các con ơi! Trên tay cô có gì đây?
– Các con hãy quan sát xem chai nước có màu gì?
– Cô không biết nước có mùi gì? Các con hãy giúp cô ngửi nhé?
– Nước có mùi gì?
– Nước không có màu, không có mùi, vậy muốn biết vị của nước cô đố các con phải làm gì đấy?
– Cô mời 3- 4 trẻ nếm.
– Con thấy nước có vị gì?
=> Cô khẳng định: Đúng rồi! Nước là chất lỏng không màu, không mùi và không vị. Nhưng nước sẽ có rất nhiều tính chất khác nhau sau khi chúng ta làm thí nghiệm. Hôm nay cô sẽ cùng với các con làm 1 số thí nghiệm để cảm nhận về tính chất của nước nhé. (Cho trẻ lấy đồ dùng về chỗ)
2.2. Làm một số thí nghiệm về sự hòa tan của nước.
– Chúng mình hãy quan sát cô đã chuẩn bị những gì cho các con?
-> Cô khẳng định lại
* Thí nghiệm 1: Sự hòa tan của đường trong nước
– Bây giờ chúng mình cùng cô làm thí nghiệm với đường trước nhé.
– Các con thử nếm xem đường có vị gì?
– Các con thử đoán xem khi cho đường vào nước thì điều gì sẽ xảy ra?
– Các con rót nước vào cốc nào
– Các con xúc 2 thìa đường và đổ vào cốc nước, các con có nhìn thấy đường không? Các con hãy dùng thìa và khuấy nhẹ xem điều kì diệu gì xẽ xẩy ra.
– Sau khi cô khuấy đường trong cốc của cô đâu rồi?
– Các con kiểm tra cốc của mình xem còn đường không? Bây giờ đường đâu rồi các con nhỉ? (Cô hỏi tập thể, cá nhân trẻ)
=> Cô khẳng định lại! Sau khi cho đường vào nước khuấy lên đường sẽ tan trong nước đấy các con ạ.
– Theo các con nước bây giờ sẽ có vị gì?
– Các con cùng nếm thử nước xem các bạn đoán có đúng không nhé.
– Giờ nước có vị gì các con?
-> Cô khẳng định: Đúng rồi! Khi cho đường vào nước. Đường hòa tan trong nước nên nước có vị ngọt của đường. Nước đó gọi là nước đường đấy các con ạ!
– Các con có biết nước đường có tác dụng gì?
+ Giáo dục: Nước đường là một loại nước giải khát rất tốt khi chúng ta pha với chanh, cam để giải nhiệt và tăng sức khỏe vào mùa hè. Tuy nhiên các con không nên uống nhiều quá sẽ gây ra bệnh béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe các con nhớ chưa.
* Thí nghiệm 2:Sự hòa tan của muối trong nước.
– Các con ơi! Ngoài đường ra cô còn chuẩn bị cho các con gì nữa?
– Để biết có đúng muối không chúng mình cũng nếm thử nhé.
– Các con hãy thử đoán xem, khi cho muối vào nước thì điều gì sẽ xảy ra?
– Các con rót nước vào cốc nào
– Bây giờ các con xúc 2 thìa muối và đổ vào cốc nước, các con có nhìn thấy muối không?
– Các con hãy dùng thìa và khuấy nhẹ nào.
– Bây giờ các con còn nhìn thấy muối nữa không? Muối đâu rồi?
=> Chúng mình cho muối vào nước khuấy nhẹ muối biến mất, vậy muối đã tan trong trong nước.
– Bây giờ chúng mình cùng nếm thử nước xem vị nước có gì thay đổi không nhé.
– Nước bây giờ có vị gì? Bạn nào có ý kiến khác không?
=> Đúng rồi! Vì muối hòa tan trong nước nên nước có vị mặn. Nước đó gọi là nước muối đấy các con ạ!
– Theo các con nước muối này dùng để làm gì?
-> Cô khẳng định: Nước muối tuy mặn nhưng có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Vì vậy hàng ngày các con hãy thường xuyên súc miệng bằng nước muối để phòng tránh viêm họng và covid nhé.
– Vừa rồi cô đã cho các con làm thí nghiệm gì?
– Ngoài đường và muối ra các con còn biết chất nào tan được trong nước nữa?
-> Để biết bạn trả lời đúng không chúng mình cùng hướng lên màn hình để quan sát một số chất tan ở trong nước nữa nhé.
Cô chiếu hình ảnh các chất tan trong nước: Mỳ chính, C sủi, sữa bột, cà phê, bột canh …
2.3 . Trò chơi củng cố:
Hôm nay cô thấy lớp mình bạn nào cũng ngoan và học rất giỏi. Cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi.
* Trò chơi “Đội nào giỏi nhất”
Cách chơi: Cô tổ chức cho lớp thành 3 đội (đội 1, 2, 3) Nhiệm vụ của ba đội là khi nhạc nổi lên bạn đứng đầu hàng bật qua con suối lên tìm và lấy chất tan được trong nước. Sau đó nhanh chân chạy về chạm vào tay bạn kế tiếp. Bạn kế tiếp lại bật qua con suối lên lấy 1 chất lấy chất tan được trong nước. Cứ như vậy cho đến khi kết thúc bản nhạc.
–Luật chơi: Đội nào lấy sai yêu cầu của cô sẽ không được tính điểm. Sau khi kết thúc bản nhạc đội nào lấy được nhiều hơn , đội đó sẽ chiến thắng.
– Cho trẻ chơi 1-2 lần
Sau mỗi lần chơi cho trẻ kiểm tra và đếm kết quả
( Cô tuyên dương đội chiến thắng, động viên các đội chưa làm tốt)
- Kết thúc:
Hôm nay cô thấy các con đã biết làm những thí nghiệm và chơi trò chơi rất giỏi. Cô còn rất nhiều những thí nghiệm thú vị nữa ở ngoài vườn cổ tích cô mời các con hát vang bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” và ra sân làm thí nghiệm nữa nào.